Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

1. Tại sao chúng ta cần tiêm vắc xin phòng Covid-19 ?

Tiêm vắc xin giúp bảo vệ con người trước đại dịch Covid-19

COVID-19 là mối đe dọa lớn đối với những người chưa được tiêm chủng. Một số người mắc COVID-19 có thể bị bệnh rất nghiêm trọng, khiến họ phải nhập viện, và một số người dù đã khỏi bệnh vẫn có các vấn đề sức khỏe kéo dài một vài tuần sau đó hoặc thậm chí lâu hơn. Ngay cả những người chưa từng có triệu chứng khi bị nhiễm bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe kéo dài này.

  • Khi đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin, chúng ta sẽ khó bị mắc bệnh hơn, đó chính là bạn đang bảo vệ mình khỏi một căn bệnh chết người.
  • Vắc xin phòng Covid-19 giúp tạo kháng thể để nếu có mắc bệnh thì bệnh cũng không nặng và không gây tử vong.
  • Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu sự lây lan của virus trong cộng đồng.

2. Khi có nhiều người tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì sao ?

  • Khi nhiều người tiêm vắc xin, cộng đồng đã được tiêm vắc xin đó an toàn với virus, nếu có xuất hiện F0 trong cộng đồng thì không thể lây thêm và lây lan nhanh.
  • Từ đó virus không thể làm nhiều người bệnh nặng, không còn gây ra sức nặng và sự quá tải cho bộ máy y tế. Mọi người có thể vừa phòng bệnh vừa sớm được quay trở lại với các hoạt động bình thường trước đại dịch. Nền kinh tế có thể hồi phục và phát triển.

3. Ai là người nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 ?

  • Tất cả giới tính, người có thể trạng yếu lẫn người khoẻ mạnh, người trẻ tuổi lẫn người cao tuổi đều có thể tiêm được vắc xin.
  • Đặc biệt, người có bệnh nền càng nên tiêm vì người bệnh nền mắc Covid rất dễ biến chứng nặng. ( bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, viêm gan B, C, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị.
  • Phụ nữ đang cho con bú, có thai ( nhưng có nguy cơ mắc Covid) cũng vẫn có thể tiêm được.

4. Những người như thế nào thì chưa nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 ?

  • Người trẻ dưới 18 tuổi.
  • Người đang bệnh cấp tính.
  • Người đang uống thuốc ức chế miễn dịch (nếu đã ngưng 14 ngày rồi thì có thể tiêm).
  • Người dị ứng với vắc xin phòng Covid 19:
    Vắc xin Covid 19 của Moderna/ Pfizer có chứa chất Polyethyleneglycol ( PEG)
    Vắc xin Covid 19 của AstraZeneca/ Johnson & Johnson có chứa Polysorbate 80
    Đây là 2 chất có khả năng gây dị ứng cho người được tiêm, và ngừoi có tiền căn dị ứng với 2 chất này dễ bị dị ứng khi tiêm VC Covid 19. Những người đó sẽ là:
    + Người có tiền căn dị ứng với nhiều loại thuốc khác nhau, đặc biệt là thuốc giãn cơ, thuốc chuẩn bị đại tràng uống, corticoid chích khớp
    + Người có tiền căn dị ứng với các loại vắc xin ngừa cúm, thuốc sinh học,..
    + Có tiền sử dị ứng biểu hiện bằng phản ứng phản vệ nặng với bất kỳ dị nguyên nào
    —> Nên đến bệnh viện để tiêm và theo dõi kỹ sau khi tiêm/ hoặc trì hoãn tiêm tuỳ theo đánh giá của bác sĩ khám sàng lọc.

5. Tiêm vắc xin có làm bạn nhiễm virus không ?

  • Tiêm vắc xin hoàn toàn không làm bạn nhiễm virus. Vì vắc xin không chứa Virus sống. Cơ chế hoạt động của vắc xin là đưa kháng nguyên – các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống virus vào cơ thể để cơ thể nhận diện, tiêu diệt chúng và tạo miễn dịch. Vì vậy bạn không thể nhiễm Covid-19 từ vắc xin. Bạn có thể gặp một số phản ứng thông thường sau tiêm, nhưng đây là kết quả của việc cơ thể đang làm việc để tạo ra miễn dịch bảo vệ.

6. Những loại thuốc bạn nên chuẩn bị để có thể sử dụng sau khi tiêm?

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau
  • Bù nước
  • Vitamin C
  • Nhiệt kế
  • Nên có người thân ở bên cạnh phòng những trường hợp không tự chăm sóc được

7. Sau tiêm bao lâu thì cơ thể tạo ra miễn dịch ?

Thông thường sau 14 ngày cơ thể mới sinh ra kháng thể. Mũi tiêm thứ 2 thường cách mũi 1 từ 4 -12 tuần tuỳ loại.
Tuy nhiên, tiêm vắc xin không đồng nghĩa với việc miễn dịch 100%, tỷ lệ miễn dịch cộng đồng hiện vẫn còn thấp, cộng thêm việc virus biến thể liên tục nên dù đã tiêm vắc xin thì vẫn phải đảm bảo quy định 5K nghiêm chỉnh. Bởi bạn vẫn có nguy cơ mắc COVID-19, nhưng tỷ lệ thấp hơn, và bệnh thường nhẹ, không diễn biến nghiêm trọng hoặc gây tử vong.

8. Những điều bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19:

8.1. NÊN LÀM:

  1. Khi đi tiêm và sau khi đã được tiêm chủng cần đeo khẩu trang, thực hiện THÔNG ĐIỆP 5K phòng chống dịch COVID-19.
  2. Hỏi cán bộ y tế và lưu số điện thoại và tên cở sở y tế cần đến trong trường hợp khẩn cấp.
  3. Lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19.
  4. Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên điện thoại thông minh Android và IOS; hoặc quét mã QR-code tại cơ sở tiêm chủng để quản lý thông tin tiêm chủng của riêng bạn.
  5. Thông báo cho cán bộ y tế và cập nhật trên ứng dụng SSKĐT các phản ứng sau tiêm bạn gặp phải.
  6. Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, hãy thực hiện đầy đủ các khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe bản thân.
  7. Khi có các dấu hiệu nghiêm trong hoặc bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

8.2. KHÔNG NÊN:

  1. KHÔNG tự ý bỏ về trước khi kết thúc theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
  2. KHÔNG tự điều khiển phương tiên giao thông cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
  3. KHÔNG bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
  4. KHÔNG tự theo dõi sức khỏe bản thân theo khuyến cáo của cán bộ y tế trong 3 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Theo tài liệu Bộ Y tế và Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến Covid-19 tại đây.


LinhQ – Thảo mộc Dược thực, Nhà Phát triển Hệ thống Phân phối Dược phẩm Thảo mộc Đa kênh.

Fanpage: LinhQ – Thảo mộc Dược thực

Hotline: 08 6765 9099

Email: hotro@linhquy.com

Address: 195 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.