Vì sao lại có những triệu chứng đó, khi tôi là F0

1. Virus tấn công cơ thể như thế nào?

Với cơ chế lây truyền qua không khí, vi khuẩn từ dịch mũi và nước bọt của người bệnh thông qua việc ho hoặc hắt hơi có thể lưu hành trong không khí trong không gian kín một thời gian. Khi người khác hít phải thì có thể sẽ nhiễm bệnh. Hoặc qua sự tiếp xúc
trực tiếp mà lây nhiễm cho người lành. Với biến thể Denta, vì cấu trúc đã phát triển và có tỉ trọng nhẹ hơn các biến chủng khác, do đó thời gian chúng lơ lửng, di chuyển trong không khí lâu hơn trước khi rơi xuống các bề mặt. Điều này làm virus dễ lây nhiễm hơn với tốc độ nhanh, chu kỳ lây bệnh ngắn. Nhiều trường hợp, người bình thường chỉ cần tiếp xúc gần qua vài giây hoăc tiếp xúc không trực tiếp với người bệnh là đã có nguy cơ nhiễm bệnh. Khoảng 1 – 2 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể, chủng virus này đã có thể truyền nhiễm cho người khác.

Qua nghiên cứu và các báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết luận rằng, căn bệnh này
tấn công phổi qua 3 giai đoạn:

  • Quá trình virus xâm nhập cơ thể, đi vào hệ hô hấp và nhân lên.
  • Sự tấn công của hệ miễn dịch.
  • Sự tàn phá phổi và triệu chứng suy hô hấp cấp tính.

Không phải tất cả các bệnh nhân đều trải qua cả 3 giai đoạn này mà hầu hết người nhiễm Covid chỉ dừng lại ở giai đoạn 2. Trên thực tế, có khoảng 82% các ca bệnh có triệu chứng nhẹ và 18% còn lại rơi vào trường hợp nặng hoặc nguy kịch.

1.1. Giai đoạn nhân lên của virus:

Cấu tạo virus COVID-19 khá đơn giản, gồm lớp vỏ protein bao bọc vật chất di truyền và ngoài cùng là lớp gai virus. Khi vào cơ thể, virus tiếp cận tế bào niêm mạc mũi và họng, gai của virus sẽ đóng vai trò là chìa khóa, mở ra con đường xâm nhập vào tế bào giúp virus nhân lên. Sau khi hoàn thành quá trình xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tấn công vào đường hô hấp và cuối cùng là phổi.

Tế bào phổi có 2 loại: tế bào tạo chất nhầy và tế bào lông. Chất nhầy được phủ ở lớp ngoài các cơ quan trong hệ hô hấp với nhiệm vụ bảo vệ mô phổi khỏi mầm bệnh và tránh tình trạng mô phổi bị khô. Các tế bào lông sẽ làm nhiệm vụ quét liên tục để loại bỏ những tác nhân có hại như vi khuẩn, phấn hoa, virus,…và đẩy các chất bẩn ra ngoài thông qua thụ thể gây phản ứng ho ở não. Đây là nguyên nhân gây triệu chứng ho khan ở bệnh nhân Covid.

Sau khi số lượng virus tăng, các phế nang ở phổi làm nhiệm vụ tiết ra chất nhầy để giữ lại vi khuẩn trong lòng thùy phổi. Sau đó, các nhung mao sẽ liên tục đẩy chất nhầy chứa vi khuẩn ra khỏi đường dẫn khí và tống chúng ra khỏi cơ thể bằng cách kích thích các thụ thể gây phản ứng ho để đẩy các chất nhầy ra ngoài. Các chất nhầy đó được gọi là đờm, nó bao gồm vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất nhầy chứa đầy vi khuẩn đi có thể đi qua đường mũi, miệng để ra ngoài, đây chính là nguyên nhân gây ho có đờm, viêm họng, sổ mũi, viêm mũi, từ các phản ứng viêm gây sốt, ở bệnh nhân nhiễm Covid.

1.2. Giai đoạn đáp ứng của hệ miễn dịch:

Nhiệm vụ của tế bào bạch cầu (tế bào T) trong hệ miễn dịch là tấn công các virus khi chúng đi qua được lớp chất nhầy và nhung mao. Quá trình tấn công của tế bào bạch cầu sẽ gây ra phản ứng viêm (nhằm mục đích tiêu diệt vật lạ), từ đó gây ra triệu chứng sốt ở người mắc bệnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch lúc này đã bị suy yếu một phần do số lượng virus nhân lên rất nhanh, Các tế bào T không đủ mạnh để tiêu diệt virus dẫn đến cơ thể tăng tiết dịch nhầy, ngăn cản sự cung cấp Oxy cho phổi, các phản ứng viêm tăng dẫn đến sốt cao, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…

Trong một vài trường hợp, hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến sự tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh ở phổi, dẫn đến tổn thương phổi.

1.3. Giai đoạn tàn phá phổi:

Các mô phổi bị tổn thương sẽ trở thành các tế bào chết tróc ra khỏi phổi, lúc này nó lại trở thành những vật làm tắc nghẽn đường thở, các triệu chứng ho, khó thở sẽ ngày 1 trầm trọng dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Không những thế người bệnh lúc này sẽ cần đến sự trợ giúp của máy thở. Hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến việc tạo một lượng lớn protein gây viêm- cytokine- gây phản ứng nhiễm trùng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Hầu hết các bệnh nhân tử vong đều ở giai đoạn này. Nếu người bệnh ở giai đoạn này có hồi phục, phổi sẽ bị tổn thương không thể phục hồi.

* Xem video để hiểu rõ hơn cách virus tấn công cơ thể:

2. Nguyên nhân của các triệu chứng:

2.1. Sốt:

Sốt là 1 dấu hiệu báo hiệu nhiệt độ cơ thể đang cao hơn bình thường. Sốt không phải là bệnh mà nó thường là triệu chứng cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động để chống lại bệnh tật hoặc các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây sốt như:

  • Sốt do vi khuẩn, virus
  • Sốt do phản ứng viêm: đau răng, viêm khớp,..
  • Sốt do bệnh: ung thư, suy giảm miễn dịch,…

Ở bệnh nhân bị nhiễm Covid, nguyên nhân gây sốt là do sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Khi đó, các tế bào có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể giống như nhân viên cứu hộ với tên gọi là “tế bào miễn dịch” sẽ xuất hiện, tìm và tiêu diệt các tế bào đã bị lừa để tạo ra virus. Khi các tế bào miễn dịch cố gắng chiến đấu để đánh bại virus theo cơ chế như vậy, cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau như sốt, đau (gọi là chứng viêm).

2.2. Ho:

Do giai đoạn virus nhân lên, xâm nhập vào hệ hô hấp. Khi đó nhiệm vụ của các cơ quan sẽ là đưa chúng đi ra ngoài bằng cách kích thích thụ thể gây ho ở não gây phản ứng ho.

2.3. Viêm mũi, ngạt mũi:

Chất nhầy từ các phế nang tiết ra làm nhiệm vụ bảo vệ phổi chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ. Khi phản ứng ho xuất hiện, chúng sẽ đi ra ngoài qua đường miệng, mũi gây ngạt mũi, viêm mũi, viêm họng.

2.4. Rối loạn tiêu hóa:

Nguyên nhân thông thường:

  • Sử dụng cồn và các chất kích thích, làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột.
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột.

Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc Covid-19, nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa là do virus SARS-CoV-2 có thụ thể là enzyme chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2). Sau khi xâm nhập cơ thể, nó sẽ làm giảm số lượng và chức năng của angiotensin 2 (ACE2), dẫn tới các triệu chứng lâm sàng liên quan mật thiết tới vai trò của ACE2 trong đó có rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.

ACE2 là một protein xuyên màng có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, chủ yếu ở các tế bào biểu mô phổi, tế bào biểu mô ruột, tế bào nội mô mạch máu và các tế bào tại tim, thận, gan, não… Nói chung, ACE2 có tác dụng chống viêm, chống hình thành cục máu đông, điều hoà huyết áp. ACE2 còn đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ mô đặc biệt là tim, thận và đường tiêu hóa. Sự xâm nhập của SARS-CoV-2 làm giảm số lượng và chức năng của ACE2 khiến ruột mẫn cảm hơn với các chất kích thích ruột gây viêm, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng tiêu chảy, buồn nôn,…

2.5. Tức ngực, khó thở:

Trong quá trình thở, oxy không khí đi vào mao mạch ở phế nang, trong khi O 2 qua mao mạch đi vào máu thì CO 2 sẽ đi vào phế nang để được thải ra ngoài. Tuy nhiên, khi các phản ứng viêm nhiễm xảy ra làm giảm chức năng của phế nang, từ đó lượng O 2 đi vào máu giảm, tích tụ CO 2 trong cơ thể sẽ dẫn đến khó thở, tức ngực.

2.6. Mất khứu giác:

SARS-CoV-2 gây tổn thương tế bào hỗ trợ thần kinh trong mũi, là nguyên nhân mất khứu giác. Có hai loại tế bào liên quan gồm tế bào cảm nhận mùi và tế bào hỗ trợ thần kinh.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard, đã phát hiện ra rằng tế bào hỗ trợ thần kinh có rất nhiều thụ thể ACE2, trong khi tế bào cảm nhận mùi thì không. Virus SARS-CoV-2 lại chỉ tấn công vào những tế bào có thụ thể ACE2. Như vậy, giả thuyết virus tấn công các tế bào hỗ trợ thần kinh gây mất khứu giác hoặc rối loạn ở mức độ nhất định, đã dần nhận được sự đồng thuận của giới khoa học.

Xem tiếp nội dung: Tôi sẽ cần phải làm gì, khi tôi là F0 – Theo dõi các triệu chứng, chỉ số

Xem nội dung trước: Tôi sẽ có những triệu chứng gì, khi tôi là F0

Đọc thêm các bài viết khác trong CẨM NANG tại đây.


LinhQ – Thảo mộc Dược thực, Nhà Phát triển Hệ thống Phân phối Dược phẩm Thảo mộc Đa kênh.

Fanpage: LinhQ – Thảo mộc Dược thực

Hotline: 08 6765 9099

Email: hotro@linhquy.com

Address: 195 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.